Điều cốt lõi nhất doanh nghiệp phải nghĩ đầu tiên vẫn là làm sao để giải quyết các khó khăn, trở ngại hiện tại và giúp cho việc kinh doanh hiệu quả hơn?
Nhìn chung có 3 sự thay đổi cơ bản trên chặng đường phát triển của 1 doanh nghiệp vận hành truyền thống cũng chính là 3 bước trong quá trình chuyển đổi số:
  1. Số hoá – Digitize: Trước khi tiến đến các thay đổi công nghệ cao siêu, doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ việc hệ thống hoá quy trình hiện tại của mình
  2. Ứng dụng số – Digitalisation: Giai đoạn này doanh nghiệp ưu tiên tối ưu quy trình vận hành bằng data, thông qua việc phân tích dữ liệu
  3. Chuyển đổi số – Digital Transformation: Doanh nghiệp cần thay đổi mô hình kinh doanh và nền tảng cốt lõi công nghệ nhằm hướng tới việc thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Ví dụ thay vì khách hàng phải tới cửa hàng để mua sản phẩm, họ có thể thực hiện việc mua sắm online. Song song đó, doanh nghiệp cũng chuyển dần từ doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số và đến doanh nghiệp công nghệ!
Một số khó khăn ở các giai đoạn phát triển và hướng xử lý thích hợp cho doanh nghiệp bắt đầu bước vào cuộc cách mạng chuyển đổi số:
(1) Công việc đang dựa trên giấy tờ, file excel ghi chép tự do sẽ dễ bị thất lạc, tốn nhiều thời gian tìm kiếm, tỷ lệ sai sót cao, không có dữ liệu theo dõi thao tác làm việc của nhân viên hoặc các vấn đề tương tự?
⇒ Tìm hệ thống vận hành tương ứng với bộ phận (hoạt động kinh doanh) cần quản lý (CRM, POS, Phần mềm kế toán, Quản trị hàng kho/nhân sự,…)
(2) Có quá nhiều hệ thống rời rạc, dung lượng dữ liệu lớn không thể phân tích bằng excel, việc làm báo cáo mất nhiều thời gian tổng hợp số liệu, không đủ dữ liệu để phân tích giải trình vấn đề cho sếp? Cấu trúc và (hoặc) chất lượng dữ liệu không được đảm bảo?
⇒ Tìm hệ thống xử lý dữ liệu, phân tích báo cáo mạnh hơn Excel như PowerBI, Tableau hoặc có thể tiến tới xây dựng Kho dữ liệu tập trung – Data Warehouse và dùng Nền tảng xử lý dữ liệu tự động (Holistics, Looker) sẽ thuận tiện hơn cho việc phân tích dữ liệu chuyên sâu.
(3) Khi doanh nghiệp thuộc các ngành đứng trước áp lực bắt buộc phải có cải tiến đột phá trong mô hình kinh doanh, tạo các nền tảng công nghệ kết nối giữa online-offline với muc đích tạo ra dòng doanh thu mới hay để số hóa sản phẩm hoặc để tạo trải nghiệm khách hàng và nhân viên hoàn toàn mới. (Ví dụ: Khách hàng thay đổi hành vi mua từ cửa hàng chuyển sang mua online/ e-com)
⇒ Đến đây không còn là câu chuyện dùng công cụ hay ứng dụng công nghệ để tối ưu việc kinh doanh như Số (1) và (2) nữa mà là thay đổi hẳn mô hình kinh doanh, cách thức mua bán, sản phẩm-dịch vụ, đội ngũ nhân sự, cấu trúc công nghệ-dữ liệu cốt lõi…
Con đường chuyển mình của 1 doanh nghiệp vận hành truyền thống sẽ thuận theo quá trình thay đổi để phát triển một cách khá “tự nhiên” !!