Khi một doanh nghiệp bắt đầu muốn tiếp cận ứng dụng dữ liệu đều cần trải qua 2 giai đoạn chính là giai đoạn nhận thức và giai đoạn triển khai. Trong mỗi giai đoạn sẽ có những rào cản khác nhau cụ thể như sau:
Giai đoạn nhận thức: Trong giai đoạn này, suy nghĩ của các doanh nghiệp về việc sử dụng dữ liệu thường được phân theo 2 hướng:
- Làm data ‘rất đơn giản’: Doanh nghiệp nghĩ rằng làm data là chỉ cần mua phần mềm rồi tích hợp vào hệ thống có sẵn là xong. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào công nghệ và sẽ hướng tới việc tìm các đơn vị thuần về tư vấn và triển khai công nghệ để làm data.
- Làm data ‘quá cao siêu’: Doanh nghiệp tự nghĩ rằng mình chưa phù hợp để triển khai những dự án liên quan đến ứng dụng dữ liệu vì lo lắng chi phí đầu tư đắt đỏ kèm theo rủi ro cao và không có nguồn nhân lực cần thiết.
- Giai đoạn triển khai: Các doanh nghiệp không thể phân tích dữ liệu 1 cách chính xác được khi không có đủ dữ liệu và thiếu 1 hệ thống chuẩn chỉnh. Đây là một trong những rào cản lớn nhất vì đa số hệ thống và quy trình của các doanh nghiệp khi mới bắt đầu đều là trên giấy và vẫn đang đi theo hướng thủ công với sức người quản lý là chính, tất cả thông tin lưu trữ vẫn chưa được số hoá. Một rào cản khác trong quá trình triển khai là bộ phận kinh doanh và bộ phận công nghệ thường không trao đổi hợp tác với nhau, vì vậy việc có 1 nhân sự có thể điều phối cả 2 bộ phận này là rất quan trọng. Rào cản thứ ba đến từ tư duy sử dụng data của nhân sự trong doanh nghiệp. Với tư duy ngại thay đổi, từ chối học tập và sử dụng phương thức mới thì dù đã có dữ liệu chuẩn chỉnh để dùng rồi thì người dùng vẫn không chịu sử dụng. Vậy nên, để tránh trường hợp trên xảy ra, trong giai đoạn triển khai cần có các bước đào tạo để thay đổi nhận thức, tư duy về cách sử dụng data cho cả doanh nghiệp
Nhìn chung triển khai làm data ở Việt Nam là một quá trình để thay đổi song song cả 3 yếu tố Hệ thống – Quy trình – Tư duy con người