Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ ứng dụng dữ liệu trong của mình dựa trên biểu đồ phát triển dữ liệu được Dell phát triển dưới đây:
Dựa trên mô hình Data Maturity của Dell, mức độ ứng dụng dữ liệu trong 1 doanh nghiệp sẽ cần trải qua 4 giai đoạn chính bao gồm: Biết về dữ liệu (1), dùng được dữ liệu (2), thành thạo dữ liệu (3) và định hướng dữ liệu (4). Ở thị trường Việt Nam hiện tại đa số các doanh nghiệp chỉ đang ở giai đoạn (1) và (2). Vậy cụ thể dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào sẽ được miêu tả sau đây:
- Nhận biết dữ liệu: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp xây dựng các bản báo cáo thủ công, truy xuất dữ liệu từ nhiều hệ thống có tiêu chuẩn và định dạng khác nhau. Có rất nhiều hệ thống BI, nguồn dữ liệu, tệp dữ liệu khác nhau, nhưng thiếu các ứng dụng hay giải pháp kết nối chúng lại với nhau. Doanh nghiệp luôn trong tình trạng quá tải với các báo cáo phát sinh được thực hiện một cách vội vàng và đôi khi không thật sự tin cậy vào những con số trong báo cáo. Nếu mô tả này nghe giống với tình trạng doanh nghiệp của bạn đang gặp phải, chắc chắn đây là gợi ý tốt nhất để tiến tới giai đoạn thành thạo dữ liệu: doanh nghiệp cần lập mô hình dữ liệu và thiết kế dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu. Sau đó cung cấp dữ liệu đã được chuẩn hóa cho hệ thống BI và cuối cùng là xây dựng các biểu mẫu báo cáo hiệu quả.
- Dùng được dữ liệu: vấn đề chất lượng của dữ liệu được quan tâm nhiều hơn trong giai đoạn này. Bộ phận CNTT tiếp tục phát sinh ra nhiều dạng dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu mới, hoặc phát hiện chưa hoàn chỉnh, chưa được xử lý hoặc tích hợp các ứng dụng kết nối. Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hệ thống dữ liệu để theo dõi các KPIs, và sẵn sàng thử nghiệm một vài sáng kiến mới dựa trên dữ liệu sẵn có. Hầu hết vấn đề của giai đoạn này chính là hệ thống dữ liệu không nhận được sự đầu tư đúng đắn từ ban quản trị doanh nghiệp hoặc chuyên môn vượt quá khả năng bộ phận CNTT. Các doanh nghiệp nên tập trung xây dựng chất lượng dữ liệu và tích hợp các ứng dụng kết nối, để người dùng truy cập nhanh chóng, triển khai các công nghệ mới để có thể tiếp cận và triển khai các định dạng dữ liệu phi cấu trúc, tối ưu hóa kho dữ liệu (bao gồm cả việc giảm tải ETL), cũng như triển khai chiến lược quản lý dữ liệu tổng thể. Bước hành động này cho phép doanh nghiệp việc chuẩn hóa báo cáo trên cùng một nền tảng có sẵn. Đến đây, doanh nghiệp trải nghiệm việc sử dụng dữ liệu hiệu quả với nguồn lực sẵn có. Đã đến lúc bắt tay vào lời hứa lớn hơn: chuyển đổi cách thức vận hành doanh nghiệp.
- Thành thạo dữ liệu: Ở giai đoạn này, hầu hết các quyết định của doanh nghiệp luôn được thể hiện qua các dữ liệu. Đây là giai đoạn mà mối quan hệ giữa bộ phận kinh doanh và CNTT thật sự gắn kết. Ban quản trị doanh nghiệp dành ngân sách phù hợp hơn để phát triển hệ thống dữ liệu, các quyết định được đưa ra nhanh chóng và chính xác. Khi các bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng dữ liệu như một phương thức tiếp cận để giải quyết vấn đề, bộ phận CNTT luôn phải cập nhật các công nghệ mới để theo kịp nhu cầu và cung cấp dữ liệu hiệu quả. Mối quan hệ giữa kinh doanh và CNTT nên tập trung vào việc xây dựng nâng cao hệ thống lưu trữ dữ liệu như “Data lake” – Bể chứa dữ liệu, tích hợp với các nguồn dữ liệu bên ngoài, tối ưu hóa dữ liệu, xây dựng mô hình báo cáo và phân tích dữ liệu. Giúp bộ phận kinh doanh đưa ra các dự đoán chính xác và đúng thời điểm.
- Định hướng dữ liệu: Được xem là giai đoạn cuối của quá trình thành thạo hóa dữ liệu. Không có dữ liệu nghĩa là không có quyết định. Mục tiêu của giai đoạn này là phát triển chiến lược dữ liệu trong khi tiếp tục giảm chi phí. CNTT gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp như một khối chặt chẽ. Bất kỳ nguồn phát sinh dữ liệu nào trong doanh nghiệp cũng được số hóa, đồng thời triển khai một nền tảng phân tích cao cấp. Doanh nghiệp luôn xác định được thời điểm và phương thức áp dụng số liệu phân tích vào quy trình của mình. Những thách thức đối với việc duy trì hệ thống dữ liệu ở giai đoạn này là áp dụng các số liệu một cách liền mạch vào quy trình kinh doanh, mở rộng cơ sở dữ liệu. Đồng thời, chuyển đổi các phân tích từ dự đoán và mô tả sang phân tích đề xuất. Bộ phận CNTT nên được đầu tư để phát triển việc thiết kế lại giao diện hệ thống dữ liệu và bảng cáo dựa trên nhu cầu của người dùng (các phòng ban Bán hàng, Tiếp thị, Nhân sự hay Vận hành). Làm tiền đề tạo ra sự phản hồi và các hành động thông qua các phân tích đề xuất, xây dựng hệ thống học máy (Machine Learning), mô hình dự báo, và khả năng đưa ra các phán đoán.
⇨ Để đạt được mô hình thành thạo dữ liệu và trở thành doanh nghiệp định hướng dữ liệu, điều kiện tiên quyết chính là cho phép người dùng hệ thống thực hiện tác vụ mà không cần bất kỳ sự trợ giúp từ bộ phận CNTT, trên một nền tảng đáng tin cậy và được hỗ trợ xuyên suốt. Mô hình này cho phép doanh nghiệp bức phá và lặp lại quá trình phát triển. Cũng như tuân thủ tính bảo mật, an toàn dữ liệu và khả năng mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu CNTT của doanh nghiệp.
⇨ Để có cái nhìn sâu hơn về những kết quả này, cũng như cách chuyển đổi từ mức độ “Nhận biết dữ liệu” sang “Định hướng dữ liệu” vui lòng liên hệ Anatics qua email sau partners@anatics.io