Tại workshop về Digital Leadership – Change the way you lead cùng hội chị em Forbes Women thứ bảy vừa qua, Vanessa đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến đánh giá nhân sự, làm sao để bớt cảm tính từ đó nhìn nhận thực lực nhân viên dựa trên các con số, tiêu chí có thể đo lường cụ thể.

Đầu tiên, các anh/chị lãnh đạo cần hiểu tại sao chúng ta có xu hướng “cảm tính” trong việc ra quyết định. Thực tế, các anh chị không hề “cảm tính”, cái “cảm tính” ở đây đã được tích lũy qua rất nhiều năm kinh nghiệm, hình thành phản xạ dẫn đến khi gặp người hoặc vấn đề tương tự, mọi người thường suy nghĩ và ra quyết định nhanh chóng. Lâu dần, hình thành thói quen và chúng ta quên mất những tiêu chí, cách tính mà thực tế chúng ta đã luôn có sẵn.

Vậy, để bớt “cảm tính”, anh/chị cần làm gì?. Thay vì đưa ra các đánh giá bằng tính từ dễ khiến chúng ta bị quy chụp là “cảm tính”, hãy chuyển 1 tính từ sang thành 3 danh từ:

Ví dụ 1: Đánh giá pass phỏng vấn

Thói quen: chị cảm thấy bạn ấy “lanh lẹ”  nên chị chọn bạn ấy.

Vấn đề: Từ “lanh lẹ” rất khó đo lường về mặt phù hợp với công việc và dễ mang tính cảm quan cá nhân. Nếu muốn chuyển giao việc tuyển dụng nhân sự cho các bạn khác, anh/chị phải xây dựng được bộ tiêu chí ứng viên phù hợp cho vị trí đó. Vì vậy, hãy chuyển từ “lanh le” sang thành 3 danh từ.

 Giải pháp: Chuyển thành 3 dấu hiệu nhận biết hoặc 3 lý do vì sao chị thấy hợp:

  1. Khả năng xoay sở để hoàn thành công việc: Bạn ấy có thể tự xoay sở với các yêu cầu công việc ngoài chuyên môn bằng việc biết cần hỏi những người có kinh nghiệm liên quan.
  2. Khả năng kết nối với team: Vừa làm chuyên môn bạn ấy cũng handle những việc chung như tổ chức đi chơi cho team
  3. Khả năng giao tiếp: Khi hỏi đáp, chị cố tình hỏi câu hỏi khó ngoài chuyên môn thì dù không có kinh nghiệm, nhưng có thể đưa 1 ví dụ để cho thấy bạn ấy có thể tự làm theo hướng dẫn.

Từ việc breakdown 1 tính từ thành các câu hỏi như trên sẽ giúp anh/chị lãnh đạo tổng hợp thành bộ tiêu chí đánh giá phỏng vấn rồi tiến tới bộ yêu cầu kỹ năng với các cấp bậc thăng tiến và cuối cùng có thể đào tạo bổ sung thế hệ kế thừa.